giáo dục
Cùng hành động để biến kỳ vọng thành hiện thực

Lưu Vĩnh Trinh là một cô học trò 18 tuổi sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Em ước mơ sau này sẽ thành giáo viên dạy tiếng Anh. Trinh vừa cùng 1 triệu học sinh Việt nam tham gia vào kỳ thi tốt nghiệp phổ thông vào tháng Bảy năm nay và sau 12 năm ngồi ghế nhà trường, Trinh và các bạn của em nhận biết được khá nhiều vấn đề cần được cải thiện để nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt nam.
Việt Nam: Một kỳ thi quốc gia có đánh giá được hết năng lực học sinh?

Photo: Van Chung/World Bank
Sau nhiều tháng thảo luận sôi nổi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cuối cùng đã ra thông báo về việc tổ chức một kỳ thi quốc gia chung để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và lấy kết quả làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Cho đến năm học vừa qua, học sinh Việt Nam vẫn phải tham gia hai kỳ thi riêng sau khi hoàn thành 12 năm học phổ thông: một kỳ thi tốt nghiệp THPT và sau đó là kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Cả hai kỳ thi này đều có tính quyết định cao và tạo nhiều áp lực lên các em học sinh và gia đình.
Điều gì lý giải cho kết quả ấn tượng của Việt Nam trong kỳ thi PISA 2012?
Người sử dụng lao động đang tìm kiếm những kỹ năng nghề nghiệp gì?
Available in English
Tháng trước, chúng tôi đã hỏi ý kiến bạn đọc về việc liệu lực lượng lao động Việt Nam đã sẵn sàng cho tương lai hay chưa, chuyển “từ lúa gạo đến rô bốt” chưa. Việc phát triển một lực lượng lao động có tay nghề cao đáp ứng cho một nền kinh tế công nghiệp hóa vào năm 2020 đã được khẳng định là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, khi mà đất nước đã gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Không có gì ngạc nhiên khi vấn đề cải cách giáo dục được đề cập đến nhiều trong các cuộc họp gần đây của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tuy nhiên, giáo dục cũng là vấn đề đang được bàn luận sôi nổi trong dân chúng và đã được đề cập đến trong một thảo luận luận trực tuyến về phát triển nguồn nhân lực do Ngân hàng Thế giới và báo VietNamNet tổ chức cũng như được các độc giả trên blog của chúng tôi thảo luận.
Từ lúa gạo đến rô bốt: Liệu Nhân lực Việt Nam đã sẵn sàng cho tương lai? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn!
![]() |
Available in English
Nằm ở trung tâm của khu vực Đông Á đang phát triển nhanh chóng và chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 2007, Việt Nam được biết đến như một điểm đến đầu tư khôn ngoan. Nguồn nhân lực chính là tài sản quý giá để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài: Việt Nam có thể tự hào về lực lượng lao động trẻ, đông đảo, chăm chỉ với mức lương tương đối thấp. Tuy đã tương đối thành công cho đến nay, câu hỏi được đặt ra là liệu nguồn nhân lực của Việt Nam đã sẵn sàng cho giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước - chuyển đổi từ nền kinh kế nông nghiệp sang công nghiệp hóa - hay chưa. Người lao động Việt Nam đã sẵn sàng để chuyển từ sản xuất công nghệ thấp lên công nghệ cao chưa? Từ trồng lúa gạo sang chế tạo rô bốt chưa?