Xanh hóa hạt gạo của chúng ta

This page in:
Vietnamese woman working in a paddy field. © Dina Umali-Deininger/World Bank Vietnamese woman working in a paddy field. © Dina Umali-Deininger/World Bank

Trong chúng ta, nhiều người thích ăn cơm. Với hơn một nửa dân số thế giới, khoảng 3,5 tỷ người, gạo là nguồn lương thực chủ chốt. Gạo không chỉ quan trọng với an ninh lương thực mà trồng lúa cũng chính là nguồn sinh kế quan trọng của khoảng 150 triệu nông dân sản xuất nhỏ trên toàn thế giới. Hầu hết trong số họ là người nghèo, và nhiều người trong số đó canh tác trên những thửa ruộng nhỏ dưới 1 ha.

Có điều ít ai biết, đó là sản xuất lúa gạo vừa là nạn nhân cũng vừa là tác nhân góp phần làm biến đổi khí hậu. 

Tác động của biến đổi khí hậu – nhiệt độ tăng lên, hạn hán thường xuyên hơn, lũ lụt và bão dữ dội – đang tàn phá ruộng đồng và sinh kế của nông dân. Tuy nhiên, bản thân việc sản xuất lúa gạo cũng tác động tới khí hậu: phát thải khí nhà kính (KNK) đáng kể - mêtan (CH4), Đinitơ monoxit (N2O) và carbon dioxide (CO2) được sinh ra từ các hoạt động canh tác lúa và chuỗi giá trị lúa gạo. Sản xuất lúa là nguyên nhân gây ra 10% lượng khí thải mêtan toàn cầu. Ở Đông Nam Á, một trong những vựa lúa lớn nhất thế giới, hoạt động canh tác lúa chiếm 25-33% lượng khí thải mêtan của khu vực.

Tin tốt là đã có các giải pháp nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) để làm ‘xanh’ hạt gạo chúng ta ăn. Những phương thức này có thể giúp tăng năng suất, cải thiện khả năng chống chịu với khí hậu và giảm phát thải KNK. Một số phương pháp đã được áp dụng vào thực tế và mang lại những kết quả đáng khích lệ, hứa hẹn sẽ được áp dụng ở nhiều nơi khác.

Tại sao trồng lúa lại tạo ra lượng lớn khí thải?

Lúa được trồng trên những cánh đồng ngập nước tạo điều kiện yếm khí lý tưởng cho vi khuẩn phát triển mạnh để phân hủy chất hữu cơ (chủ yếu là bã rơm rạ) và giải phóng khí mêtan. Nông dân thường lạm dụng quá mức phân đạm, trong khi đó cây lúa không hấp thụ hết, lượng phân dư thừa dẫn đến phát thải khí N2O. 

Image

Việc đốt rơm rạ cùng với thất thoát sau thu hoạch và trong chuỗi giá trị cũng góp phần làm tăng phát thải KNK. Đốt bỏ rơm rạ là cách tiện nhất để nông dân nhanh chóng xử lý khối lượng lớn rơm rạ ngoài đồng sau khi thu hoạch. Vùng Đồng Bằng Sông Lửu Long của Việt Nam tạo ra khoảng 29 triệu tấn rơm rạ mỗi năm và 80% số đó bị đốt bỏ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch. Các phương pháp phơi lúa truyền thống (kể cả trên các con đường ở nông thôn) cùng với hiệu quả xay xát lúa gạo thấp (tỷ lệ giữa sản lượng gạo xay xát được tính trên số thóc đầu vào) ở nhiều quốc gia làm tăng thêm thất thoát và lãng phí lương thực.

Đâu là giải pháp nông nghiệp thông minh với khí hậu áp dụng cho lúa gạo?

- Thay đổi tập quán sản xuất lúa gạo: Việc áp dụng các thực hành CSA như quản lý tưới ướt khô xen kẽ kết hợp với thực hành nông nghiệp tốt như một phải năm giảm (1P5G) ở Việt Nam đã cho thấy tiềm năng cắt giảm đáng kể lượng khí thải CH4 và N2O. Các phương pháp này bao gồm một gói công nghệ từ cải thiện cung cấp nước tưới, san phẳng đồng ruộng, tới sử dụng giống lúa tốt hơn (ví dụ như các giống năng suất cao chống chịu được hạn hán, sâu bệnh và lũ lụt), cải tiến việc làm đất, phân tích đất kết hợp với bón phân cải tiến và đào tạo nông dân, với sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật số. 

Việc áp dụng thành công những thực hành này đã được chứng minh bởi dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững ở Việt Nam, qua đó hỗ trợ gần ¼ triệu hộ nông dân trồng lúa áp dụng chương trình 1P5G của chính phủ ở khu vực ĐBSCL (Kỹ thuật Một ‘Phải’ tức là phải sử dụng giống được chứng nhận, và Năm ‘Giảm’ là giảm lượng nước tưới, giảm tỷ lệ gieo sạ, giảm phân đạm, giảm thuốc trừ sâu, và giảm thất thoát sau thu hoạch trong quá trình sấy và chế biến xay xát). Chương trình đã giúp tăng năng suất của nông dân lên 10-18%, tăng lợi nhuận cho người nông dân lên khoảng 28,6%, và giảm phát thải khí nhà kính ở mức khoảng 7,3 tấn CO2 mỗi ha trên một năm, đồng thời giảm lượng nước sử dụng 15-40%. 

Vietnam Sustainable Agriculture Transformation Project

Tương tự, dự án Sản xuất lương thực thông minh với khí hậu Trung Quốc (CSSCP) đã thúc đẩy nông dân áp dụng công nghệ CSA trong sản xuất lúa gạo, bao gồm giống được cải tiến, dịch vụ tưới tiêu, và thực hành quản lý phân bón, thuốc trừ sâu, và rơm rạ tốt. Nông dân ở huyện Hoài Nguyên, tỉnh An Huy, nơi lúa là cây trồng chủ lực, được hưởng lợi từ việc tăng năng suất lúa lên 22%, giảm phát thải KNK khoảng 2,9 tấn CO2/ha, đồng thời cắt giảm lượng phân bón và nước sử dụng lần lượt là 30% và 38%, nhờ vậy tăng thu nhập cho người nông dân. Dựa trên các bài học kinh nghiệm, CSSCP đã phát triển các hướng dẫn kỹ thuật để cho phép mở rộng các gói công nghệ CSA này sang các vùng khác ở Trung Quốc.

- Quản lý tốt hơn sản phẩm thảy ra từ sản xuất lúa lúa gạo: Sản phẩm thảy ra từ sản xuất lúa gạo (rơm rạ và trấu) có thể được tái sử dụng cho các mục đích khác như làm thức ăn gia súc, làm giá thể trồng cho các loại cây trồng khác như nấm, làm nguyên liệu cho sản xuất năng lượng sinh học và các sản phẩm phụ như phân bón hữu cơ.  

- Giảm thất thoát và lãng phí lương thực. Tăng hiệu suất xay xát lúa gạo lên 70% và hiện đại hóa các kho bảo quản gạo có thể giúp giảm tổn thất sản phẩm, đảm bảo được chất lượng gạo và giảm phát thải KNK. Thất thoát sau thu hoạch lúa ở Indonesia ước tính khoảng 10%, và ở Việt Nam khoảng 10-12%. Với sản lượng thóc (chưa qua chế biến) đạt khoảng 99 triệu tấn ở hai quốc gia này vào năm 2021, chỉ riêng việc nâng hiệu suất xay xát lúa gạo ở cấp quốc gia lên 5%, hiện ở mức lần lượt là 63.5% và 62.5%, sẽ tiết kiệm khoảng 4,9 tấn gạo mỗi năm.

- Đa dạng hóa: Việc tăng năng suất lúa gạo một cách bền vững sẽ cho phép đa dạng hóa ở một số nơi sang các loại cây trồng khác có giá trị cao hơn mang lại thu nhập tốt hơn cho người nông dân đồng thời cắt giảm lượng phát thải KNK.

Cách mạng Xanh bắt đầu từ những năm 1960 chủ yếu nhằm mục đích tăng năng suất và sản lượng lúa gạo. Dần dần, sự chú trọng vào khả năng chống chịu với khí hậu đã được bổ sung. Ngày nay, có nhiều tiềm năng để có thể tiến đến một cuộc Cách mạng Xanh 2.0, mà ở đó công nghệ kỹ thuật số tiên tiến nắm vai trò chủ đạo (trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, ứng dụng di động, blockchain, v.v.) cùng với các hệ thống khoa học tiên phong và sáng tạo để thực hiện các mục tiêu ngày càng cao hơn trong việc tăng năng suất lúa, cải thiện khả năng chống chịu với khí hậu và giảm phát thải KNK từ sản xuất lúa gạo. Để làm được việc đó, những người sản xuất lúa gạo cần được hỗ trợ. Việc tạo ra một môi trường cho phép nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp tiếp nhận các công nghệ và phương pháp tiếp cận CSA mới sẽ đòi hỏi chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng quốc tế hỗ trợ về mặt tài chính cho quá trình chuyển đổi sang sản xuất lúa gạo xanh hơn mà nhiều người trong chúng ta sẽ yêu thích sử dụng chúng.  


Authors

Dina Umali-Deininger

Regional Director, South Asia Sustainable Development, World Bank Group

Join the Conversation

The content of this field is kept private and will not be shown publicly
Remaining characters: 1000