Việt Nam: Nói KHÔNG với túi nylon vì một năm con Rồng thịnh vượng

This page in:

Available in English

 Image
Ca sỹ Ngọc Khuê, MC Mỹ Linh cùng 80 tình nguyện viên, khiêu vũ và tham gia vào dự án "Tôi ghét nilon"

Những ngày này, trong khi đa số người dân ở Việt Nam đang quây quần bên gia đình đón năm mới thì hàng trăm bạn trẻ tại Hà Nội lại lao ra đường để tham gia vào một dự án cộng đồng nhằm giảm thiểu sử dụng túi nylon trong thành phố.

Dự án Tôi Ghét Nylon (túi nhựa là thường được gọi là túi nylon tại Việt Nam) nhằm nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về nguy cơ của việc sử dụng túi nylon thông qua nhiều hoạt động cộng đồng trước Tết Nguyên đán, kỳ nghỉ lớn nhất tại Việt Nam khi người dân tiêu thụ rất nhiều túi nylon.

Dự án được khởi động vào đúng ngày Tết Ông Công, Ông Táo năm nay, là ngày 16/1/2012 theo Dương lịch. Theo truyền thuyết, vào ngày này, ba vị thần bếp núc lại cưỡi cá chép bay về trời và báo cáo những gì chủ nhà đã làm trong năm qua trên những con cá chép. Người dân có thói quen thả ba con cá chép và tro hương xuống hồ nhằm “tiễn ông Táo về trời”. Trước đây - khi túi nylon chưa phổ biến, người dân vẫn thường thả cá bằng bát hoặc chậu. Mấy năm trở lại đây, túi nylon ngày càng được dung nhiều hơn để thay thế. Vì vậy mà sau mỗi dịp Tết Ông Công Ông Táo, các hồ trong thành phố đều tràn ngập túi nylon.

Vào ngày Tết Ông Công Ông Táo tuần trước, hai đại sứ cộng đồng là ca sĩ Ngọc Khuê và MC Mỹ Linh cùng 80 tình nguyện viên đã tham gia điệu nhảy flash mob và màn rollcall “Ông Táo ghét nylon” và đạp xe qua các tuyến phố lớn và Hồ Gươm với thông điệp “Nylon là không phong cách” trên cờ và áo đồng phục.

Sau đó, khoảng 300 TNV được phân công đã túc trực liên tục trong 12 tiếng đồng hồ tại 7 hồ lớn trong thành phố nhằm nhắc nhở người dân về việc vứt túi nylon đúng nơi quy định sau khi thả cá. Mỗi tình nguyện viên với chiếc áo đồng phục “Nylon là không phong cách” mang theo những chiếc túi vải không dệt nho nhỏ để giới thiệu với người dân về một sản phẩm thay thế cho túi nylon. Nhiều người dân thành phố đã lắng nghe lời nhắc nhở của các bạn trẻ, tuy vậy cũng vẫn còn một bộ phận người dân hoàn toàn thờ ơ trước điều này. 

Kể từ khi được phát minh cách đây hơn nửa thế kỷ, túi nhựa (hay chúng ta quen gọi là túi nylon) đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta sử dụng túi nylon để đi chợ, gói quà, v.v.... Túi nylon rẻ, bền, tiện lợi – có vẻ như là một giải pháp tuyệt vời cho tất cả mọi người. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy. Bản thân túi nylon không phải là một chất độc, nhưng trong quá trình sản xuất ra chúng, vô số hóa chất đã được thêm vào. Các hóa chất này có thể thôi nhiễm ra thức ăn dưới tác động của nhiệt độ và rất nhiều trong số chúng có thể là tác nhân gây ung thư. Thêm vào đó, túi nylon mất từ 500-1000 năm để phân hủy và chỉ có 1 phần trăm trong số hàng triệu túi nylon thải ra mỗi ngày được tái chế. “Ô nhiễm trắng” là từ để chỉ sự ô nhiễm từ túi nylon. Do thời gian phân hủy dài, túi nylon làm hạn chế sự phát triển của cây cối khi chúng lẫn vào đất, làm tăng thời gian phân hủy rác thải đối với những thứ rác được bọc bởi túi nylon. Túi nylon còn có thể làm tắc nghẽn các cống rãnh, kênh mương gây lụt lội trong thành phố.

Chúng tôi, những người Việt trẻ tuổi, tin tưởng rằng đã đến lúc người Việt Nam phải từ bỏ thói quen dùng túi nylon để tìm kiếm những sự lựa chọn than thiện với môi trường hơn. “Tết xanh” chỉ là một hoạt động nhỏ trong những gì mà chúng tôi muốn làm và sẽ làm cho thành phố. Sau hai tuần nghỉ Tết, chúng tôi sẽ lại cùng ngồi lại và tiếp tục với những kế hoạch cho năm 2012: Năm con Rồng – năm của sự phát triển.

Chúc mừng năm mới mọi người và hãy cùng sống một cuộc sống xanh!

Hoàng Đức Minh, tác giả bài viết, là Giám đốc Chương trình Nâng cao Nhận thức về Môi trường và Biến đổi khí hậu được điều hành bởi một nhóm các bạn trẻ tại Hà Nội, Việt Nam. Trong tháng 1 năm 2012, các bạn trẻ này đã thực hiện dự án Tết Xanh nhằm kêu gọi giảm thiểu sử dụng túi nylon trong thành phố.


Authors

Join the Conversation

The content of this field is kept private and will not be shown publicly
Remaining characters: 1000