Phát triển nguồn nhân lực cho chăm sóc răng miệng ở Đông Nam Á

This page in:
Phát triển nguồn nhân lực cho chăm sóc răng miệng ở Đông Nam Á Giáo dục nha khoa dựa trên mô phỏng tại Việt Nam. Ảnh: Lê Minh Sang/Ngân hàng Thế giới

Có 3,5 tỷ người trên thế giới mắc các bệnh răng miệng, 90% trong số đó là sâu răng. Bệnh lý răng gây đau đớn, nhiễm trùng, mất răng, và ảnh hưởng tới học tập, công việc. Răng lợi khỏe là điều kiện thiết yếu để đạt được trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống.

Trong thập kỷ vừa qua, Ngân hàng Thế giới đã hợp tác với thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong giáo dục y khoa. Các Bộ Y tế và Đai học Khoa học Sức khỏe trong khu vực chia sẻ mối quan tâm cũng như lo ngại chung về Thỏa thuận Công nhận lẫn nhau (Mutal Regconition Arrangement - MRA) cho Người hành nghề Nha khoa, được ký kết vào năm 2009. Một số nước đã lồng ghép các nguyên lý của Thỏa thuận Công nhận lẫn nhau vào trong khung pháp lý của họ. Ví dụ, Singapore sửa Điều Luật Đăng ký Nha khoa năm 2009, và Myanmar xây dựng Luật Hội đồng Nha khoa năm 2011. Tuy nhiên, việc di chuyển lao động nha khoa trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN vẫn còn hạn chế do nhiều thách thức.

Giải quyết vấn đề chất lượng trong hệ thống giáo dục Nha khoa

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tính đa dạng trong hệ thống thống giáo góp phần làm chậm triển khai Thỏa thuận Công nhận lẫn nhau cho Người hành nghề Nha khoa. Thời gian của Chương trình cử nhân Nha khoa kéo dài từ 4 năm như ở Singapore, 5 năm như ở Malaysia, 6 năm như ở Philippines, Indonesia và Vietnam, tới 7 năm ở Cambodia. Từ đầu những năm 2000, Singapore, Malaysia Thailand, và Philippines đã giới thiệu chương trình giáo dục nha khoa dựa trên năng lực. Người hành nghề Nha khoa có bằng cấp và kinh nghiệm ở một quốc gia thành viên ASEAN chưa được tự động cấp giấy phép hay đăng ký hành nghề ở các nước thành viên khác.

Tạo ra một nền tảng giáo dục thống nhất về giáo dục Nha khoa là cần thiết để các quốc gia trong khu vực công nhận lẫn nhau về người hành nghề Nha khoa. Ủy ban điều phối chung ASEAN về Hành nghề Nha Khoa (ASEAN Joint Coordinating Committee on Dental Practitioners - AJCCD) đã ủng hộ Chuẩn năng lực tối thiểu chung cho Giáo dục Nha khoa bậc đại học. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để tạo ra những chương trình tương thích trong các trường Nha khoa trong khối ASEAN, bao gồm chương trình và đầu ra chung, đào tạo giảng viên, phát triển nguồn lực dạy-học, cũng như đảm bảo chất lượng.

Hợp tác với Ngân hàng Thế giới để chuyển đổi giáo dục Nha khoa

Việc ký kết Thỏa thuận Công nhận lẫn nhau về người hành nghề Nha khoa đặt một số nước thành viên ASEAN dưới áp lực nâng cấp khung chính sách nghề nghiệp và tiêu chuẩn giáo dục. Ngân hàng Thế giới trở thành một đối tác phát triển quan trọng hỗ trợ các Chính phủ chuyển đổi giáo dục Nha khoa. Từ năm 2009 tới năm 2014, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ Dự án Chất lượng Giáo dục Cán bộ Y tế ở Indonesia, giúp phát triển thể chế đảm bảo chất lượng giáo dục Nha khoa, nâng cao chất lượng và thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường Nha khoa, và thành lập các Trung tâm đánh giá năng lực cho người tốt nghiệp ngành Nha khoa. Từ năm 2014 đến năm 2021, Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Bộ Y tế Việt Nam chuyển đổi giáo dục Nha khoa, bên cạnh giáo dục Y khoa and Điều dưỡng, trong Dự án Giáo dục và Đào tạo Cán bộ Y tế phục vụ cải cách Hệ thống Y tế. Dự án này đã tăng cường khung pháp lý cho giáo dục Nha khoa và hỗ trợ ba trường Nhà khoa lớn nhất triển khai thành công chương trình giáo dục dựa trên năng lực. Gần đây, Ngân hàng Thế giới cùng với Ngân hàng tái thiết Đức KfW đang hỗ trợ xây dựng và triển khai chương trình giáo dục Nha khoa dựa trên năng lực ở Cambodia thông qua dự án Tăng cường Hệ thống Giáo dục trước hành nghề cho Cán bộ Y tế.    

Hướng tới mục tiêu Bao phủ y tế toàn dân cho chăm sóc răng miệng

Vào tháng 5 năm 2022, Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 75 đã phê duyệt Chiến lược toàn cầu về Sức khỏe Răng miệng, trong đó kêu gọi đặt sức khỏe răng miệng trong chương trình bệnh không lây nhiễm và lồng ghép các kỹ thuật chăm sóc răng miệng vào gói dịch vụ cơ bản cho bao phủ y tế toàn dân. Chiến lượng này cũng nêu bật vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực đang cản trở các nước thu nhập thấp và trung bình tiến tới bao phủ y tế toàn dân về chăm sóc răng miệng. Đồng hành cùng các nước và trường nha khoa ở Đông Nám Á, Ngân hàng Thế giới đã sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi giáo dục Nha khoa hướng đến xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh để cung cấp dịch vụ chăm sóc răng miệng có chất lượng cho tất cả mọi người trong khu vực.  


Sang Minh Le

Senior Health Specialist

Join the Conversation

The content of this field is kept private and will not be shown publicly
Remaining characters: 1000