Nông nghiệp 2.0: Internet vạn vật tạo ra cuộc cách mạng nông nghiệp như thế nào?

This page in:
Available in English
/content/dam/sites/blogs/img/detail/mgr/vn-nguyen_van_khuyen_and_to_hoai_thuong_0.jpg
Ông Nguyễn Văn Khuyến (phải) và ông Tô Hoài Thương (trái). Ảnh: Flore de Preneuf/Ngân hàng Thế giới



Năm ngoái chúng tôi đã giới thiệu cách nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu. Các bạn hẳn còn nhớ ông Nguyễn Văn Khuyên, người đã mất cả vụ tôm do hạn hán bất thường làm tăng độ mặn trong đầm tôm và ông Tô Hoài Thương, người duy trì được sản xuất tôm bằng cách bơm thêm nước ngọt vào đầm để giảm độ mặn. Giả sử năm nay tiếp tục bị hạn ông Khuyên sẽ bơm nước ngọt vào đầm tôm của mình. Đó là một khởi đầu tốt, nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết nếu muốn áp dụng cách làm trên. Ví dụ, khi nào cần bơm nước vào đầm? Bao nhiêu là đủ? Cần kiểm tra độ mặn bao lâu một lần? Khi ông đi vắng thì phải làm thế nào?

Câu chuyện về ông Khuyên cho thấy một số vấn đề ngành nông nghiệp trên toàn cầu đang gặp phải và  cách người nông dân giải quyết chúng trên thực tế. Dân số tăng nhanh, cơ cấu bữa ăn thay đổi, nguồn lực hạn chế, và biến đổi khí hậu đang buộc nông dân phải tạo ra nhiều sản phẩm hơn đồng thời sử dụng ít tài nguyên hơn. Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) ước tính đến năm 2050 tổng sản lượng lương thực toàn cầu phải tăng thêm 70% mới đáp ứng đủ nhu cầu. Chúng ta buộc phải sử dụng tiết kiệm và tối ưu vật tư đầu vào trong ngành trồng trọt như giống, phân bón. Nhưng nếu không theo dõi thường xuyên và chính xác thì sẽ rất khó có thể sử dụng tiết kiệm vật tư. Đối với nông hộ nhỏ,  chiếm tới 4/5 sản lượng nông nghiệp tại các khu vực đang phát triển trên toàn cầu, nếu có thông tin đúng sẽ có thể sẽ giúp họ nâng cao sản lượng. Tuy nhiên, đa phần trong số họ chỉ có thể đoán mò chứ không có được số liệu đáng tin cậy để đưa ra các quyết định sản xuất.

Đây chính là lĩnh vực mà Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) có thể góp phần hỗ trợ nông nghiệp—hay nói cách khác, nó giúp mọi đồ vật có thể kết nối được với nhau. Nhờ IoT bạn có thể lắp đặt các đầu cảm biến bất kỳ chỗ nào bạn muốn—trên mặt đất, dưới nước, trong phương tiện đi lại—để thu thập dữ liệu cần thiết, ví dụ độ ẩm của đất hay tình trạng cây trồng. Dữ liệu thu thập được sẽ được lưu trữ vào máy chủ hay hệ thống điện toán đám mây. Nông dân có thể dùng máy tính bảng, điện thoại di động để truy cập số liệu này qua internet. Tùy điều kiện, nông dân có thể điều khiển các thiết bị được kết nối một cách thủ công hoặc hoàn toàn tự động để thực hiện các thao tác mong muốn. Ví dụ, nếu muốn tưới cây, người nông dân có thể lắp đặt đầu cảm biến độ ẩm để tự động kích hoạt bơm nước khi nước bị thiếu ở một mức nhất định.

Quay trở lại với câu chuyện của ông Khuyến, ta có thể đưa ra một số giải pháp IoT để giúp ông giải quyết vấn đề của mình. Trước hết, ta có thể lắp đặt các cảm biến để đo độ mặn trong nước, nhiệt độ nước, mức độ háu ăn của tôm để theo dõi tình trạng hồ nuôi và tôm. Các đầu cảm biến sẽ được kết nối với hệ thống quản lý hồ nuôi và qua đó ông Khuyến có thể biết được khi nào cần bơm thêm nước ngọt nhằm duy trì độ mặn và nhiệt độ tối ưu là bao nhiêu. Hệ thống này bao gồm cả các thiết bị như bộ điều khiển, máy bơm thức ăn, máy bơm không khí. Nếu có kết nối internet và điện thoại thông minh thì những nông dân như ông Khuyến có thể giám sát nước trong hồ tôm từ xa nhờ

Image
Thiết bị IoT trên thực địa của MimosaTEK. Ảnh: MimosaTEK
 
Thiết bị IoT trên thực địa của MimosaTEK. Ảnh: MimosaTEK
 
các ứng dụng di động.Nông dân được hưởng lợi kép từ ứng dụng IoT trong nông nghiệp. Thứ nhất, chúng giúp nông dân giảm chi phí sản xuất và tiết kiệm vật tư nhờ sử dụng tối ưu nguồn lực. Thứ hai, IoT giúp nâng cao năng suất nhờ có dữ liệu chính xác hơn và đưa ra quyết định tốt hơn.

Nhưng các nước kém phát triển cũng phải đối mặt với một số thách thức trong quá trình áp dụng IoT vào sản xuất nông nghiệp. Thứ nhất, vùng sâu vùng xa thường không có cơ sở hạ tầng viễn thông tốt. Thứ hai, cần áp dụng một số biện pháp khuyến khích nông dân áp dụng IoT vì chi phí lắp đặt ban đầu thường cao.

Thật may là một số tổ chức và sáng kiến đã bắt đầu tìm cách giải quyết những thách thức này. Ví dụ, Mimosa Technology đang giúp các hộ nông dân nhỏ tại Việt Nam thực hiện nông nghiệp chính xác dựa trên IoT bằng cách cho các hợp tác xã thuê thiết bị phần cứng, qua đó góp phần giảm chi phí sản xuất cho nông dân. Một ví dụ nữa là công ty Eruvaka, một công ty khởi nghiệp Ấn Độ, đang cung cấp giải pháp quản lý hồ nuôi trồng thuỷ sản dựa trên IoT nhằm giúp nông dân giảm rủi ro trong sản xuất và nâng cao năng suất lao động.

Ngoài ra còn vô số các khả năng khác, nhưng cuối cùng thông tin vẫn là yếu tố quan trọng nhất nếu muốn ứng dụng IoT vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, Ngân hàng Thế giới đang thực hiện một loạt hội thảo về IoT trong nông nghiệp (IoT4Ag). Chúng tôi hiểu tiềm năng thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững của IoT, vì vậy khuyến khích các cá nhân và công ty đưa ra các giải pháp sáng tạo và đi những bước tiên phong trong quá trình chuyển đổi này. Chúng tôi cũng nhận thức được các thách thức trong quá trình ứng dụng IoT trong nông nghiệp và vì vậy khuyến khích các bên tham gia thảo luận, tìm ra giải pháp khắc phục những thách thức này. Quá trình thảo luận này cũng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tương lai của ngành nông nghiệp và cách thức ứng phó với các rủi ro kiểu mới gắn với quá trình ứng dụng IoT vào sản xuất nông nghiệp, đơn cử như rủi ro bảo mật và an ninh mạng.

Authors

Hyea Won Lee

Digital Development Specialist

Join the Conversation

The content of this field is kept private and will not be shown publicly
Remaining characters: 1000