Sẽ không còn bao cao su phát miễn phí...: Tiếp thị xã hội để phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam

This page in:
Việt Nam: Nâng cao tiếp cận với phòng chống HIV/AIDS để chống lại căn bệnh nguy hiểm


Vào đầu những năm 1990,  tiếp thị xã hội bao cao su là một vấn đề gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam. Trong một thời gian dài, bao cao su được phát miễn phí phục vụ mục đích kế hoạch hóa gia đình. Bao cao su chưa được đề cập như một biện pháp về tình dục an toàn. Thuyết phục giới truyền thông quảng cáo bao cao su là cực kỳ khó khăn, và việc thuyết phục chính phủ rằng có thể bán bao cao su trợ giá cũng là điều rất khó. Ai cũng cảm thấy ngượng và lúng túng khi mua bao cao su tại hiệu thuốc.
 

Vào thời điểm đó, tôi làm việc cho một tổ chức Phi chính phủ của Mỹ có tên là DKT International để phát triển và thực hiện chương trình tiếp thị xã hội đầu tiên  về bao cao su và thuốc uống tránh thai ở Việt nam. Nguyên tắc cơ bản của tiếp thị xã hội là sử dụng các kỹ thuật tiếp thị để đạt được mục đích xã hội. Sau 5 năm thực hiện, chương trình đã đạt được những thành công bất ngờ. Bao cao su, thuốc tránh thai đã có nhãn hiệu, sẵn có trên thị trường. Người sử dụng mua sản phẩm không cần phải nói “bao cao su” mà chỉ cần gọi tên nhãn hiệu. Họ vượt qua được sự e dè, lúng túng và trở nên thân thiện với các sản phẩm xã hội này.

Năm 2005, khi tôi bắt đầu làm việc cho Dự án Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ, bao cao su vẫn là một chủ đề nhạy cảm nhưng sự hiểu biết về tác dụng và tầm quan trọng của việc sử dụng bao cao su đã được nâng cao.

Năm 2010, với tài trợ bổ sung từ Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID),  dự án đã được mở rộng từ 20 đến 32 tỉnh thành, bao phủ hai phần ba số dân 90 triệu người ở Việt Nam. Đây là cơ hội rất tốt để triển khai tiếp tiếp thị xã hội tại các địa bàn của dự án và tôi đã được Bộ Y tế, dự án và DFID ủng hộ cách tiếp cân mới này. Tôi cho rằng ba yếu tố chính đã làm nên thành công của dự án là:

  • Sử dụng phương pháp tiếp thị xã hội;
  • Một thị trường thuận lợi cho các công ty tư nhân đầu tư, và
  • Một mạng lưới giáo dục viên đồng đẳng mạnh.
 
Sử dụng phương pháp tiếp thị xã hội, bao cao su VIP Plus được bán thông qua các kênh phi truyền thống như nhà nghỉ và các địa điểm giải trí nơi thường diễn ra các hoạt động tình dục .

“Trước đây, mình phát bao cao su miễn phí, nhưng không biết liệu mọi người có sử dụng hay không. Chị Nguyễn Thị Hoa, một giáo dục viên đồng đẳng ở tỉnh Thanh Hóa đã nói với tôi gần đây.“Hiện nay, mình bán bao cao su trợ giámình biết họ sẽ sử dụng. Nếu không, họ đã không mua.”

Khác với năm 1992, hiện nay Việt Nam đã có nhiều công ty tư nhân quan tâm tới việc đấu thầu để có được các hợp đồng tiếp thị xã hội bao cao su. Những chính sách mới của chính phủ và cam kết chính trị mạnh mẽ về cuộc chiến chống lây truyền HIV rõ ràng đã chứng tỏ rằng các biện pháp đổi mới đã được hỗ trợ mạnh mẽ.

Khi chúng tôi bắt đầu chương trình tiếp thị xã hội theo dự án, môi trường thuận lợi đó đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho bao cao su VIP Plus. Khẩu hiệu và hình ảnh đã được thiết kế, giá cả được xác định và các đại lý phân phối đã được lựa chọn theo các hướng dẫn đấu thầu của Ngân hàng Thế giới. Các bên tham gia  khác nhau cấp trung ương và cấp tỉnh có sự phối hợp nhịp nhàng.

Chương trình tiếp thị xã hội này cũng là một sự kiểm chứng tốt về cách làm thế nào để một sự hợp tác công tư tốt, phục vụ cho mục tiêu xa. Điều lý thú là, bảy công ty tư nhân thắng thầu tạo ra một sự cạnh tranh trong việc phân phối bao cao su.

Trong 14 tháng qua, 42 triệu bao cao su đã được bán và 60% số bao cao su đã được phân phối tại các nhà nghỉ và địa điểm giải trí. Nếu số lượng bổ sung 32 triệu bao cao su VIP Plus được bán vào cuối năm nay, khi đó, lần đầu tiên từ trước đến nay, chính phủ sẽ thu được 1,2 triệu đô la. Số tiền này sẽ được sử dụng để tái đầu tư vào chương trình giảm thiểu tác hại sau khi dự án kết thúc vào tháng 12 năm 2013.

Việc thành công của chương trình tiếp thị xã hội bao cao su VIP Plus giúp tăng cường sự sẵn có bao cao su và có thể tiếp cận bao cao su có chất lượng đối với các nhóm có nguy cơ cao.

Dự án sẽ không thể thành công nếu thiếu mạng lưới giáo dục viên đồng đẳng mạnh, như những người sử dụng ma túy, người hoạt động mại dâm và người đồng tính nam. Trong tám năm qua, ít nhất 2.000 giáo dục viên đồng đẳng đã tham gia dự án. Họ là trụ cột trong các hoạt động can thiệp giảm nhẹ tác động của dự án. Họ có thể tiếp cận "các nhóm kín " trong xã hội và chia sẻ với họ kiến thức và thông tin về phòng chống HIV/AIDS. Họ cũng hỗ trợ phân phát  hướng dẫn sử dụng, bao cao su và kim tiêm sạch cho những người cùng nhóm.

Lúc đầu, việc tiếp cận họ là khó khăn. Các nhân viên y tế bắt đầu làm việc với một số ít giáo dục viên đồng đẳng, những người có đủ tự tin xuất hiện trước công chúng tại các địa bàn của dự án. Sự tương tác giữa chính quyền địa phương và đội ngũ  giáo dục đồng đẳng là một điểm then chốt. Họ thường xuyên gặp gỡ, trao đổi tại  trụ sở chính quyền xã, quận, huyện ,  bệnh viện, và đôi khi tại văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh
Một phụ nữ ở tỉnh Kiên Giang đã ôm chặt lấy tôi và khóc:“Giờ em đã biết đi xe đạp vì em cần phải đến gặp bạn em, người không ở trong làng em.. Đây là một thay đổi lớn trong đời em.".

Kỳ thị và phân biệt đối với người nhiễm HIV/AIDS cũng đã giảm đáng kể.

“Vợ cháu  tự hào về công việc của cháu,”một người sử dụng ma túy ở tỉnh Thanh Hóa chia sẻ với tôi.“Người dân trong làng nhìn thấy nhân viên y tế tới nhà vợ chồng cháu và nói về việc ngăn ngừa nhiễm HIV và đưa cho cháu bơm kim tiêm sạch. Thế rồi, cháu nói với những người bạn sử dụng ma túy không dùng chung bơm kim tiêm để giúp họ an toàn trước nguy cơ lây nhiễm HIV. Cháu đưa chobạn bom kim tiêm sạch để họ không chích chung."

Tôi  rất tự hào vì dự án đã  góp phần làm giảm tỷ lệ  lây truyền HIV/AIDS ở Việt Nam dưới 0.3%dân số.

Các phương thức hiệu quả để ngăn ngừa HIV/AIDS không lây truyền trong cộng đồng của bạn là gì? Hãy chia sẻ với chúng tôi!

Join the Conversation

The content of this field is kept private and will not be shown publicly
Remaining characters: 1000