Tăng cường chất lượng giáo viên vì sự phát triển đất nước trong tương lai

This page in:
A training session for a group of core teachers. In Vietnam, hundreds of thousands of teachers have stayed ahead of the curve through a World Bank-financed continuous professional development (CPD) initiative. A training session for a group of core teachers. In Vietnam, hundreds of thousands of teachers have stayed ahead of the curve through a World Bank-financed continuous professional development (CPD) initiative.

Đối với giáo viên, học tập là việc suốt đời. Để bắt kịp với thế giới đang thay đổi nhanh chóng, giáo viên phải cập nhật phương pháp giảng dạy và không ngừng học hỏi kỹ năng mới để hoàn thành tốt vai trò dạy học của mình.

Tại Việt Nam, hàng trăm nghìn giáo viên đã chủ động thực hành sư phạm thông qua sáng kiến phát triển nghề nghiệp thường xuyên do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Sáng kiến được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP). Sáng kiến này đã giúp nhiều giáo viên trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Mô hình phát triển nghề nghiệp thường xuyên bắt đầu bằng việc nâng cao năng lực tại tám trường đại học sư phạm (ĐHSP) chủ chốt và đội ngũ giáo viên cốt cán ở tất cả trường phổ thông trên cả nước. Giảng viên Sư phạm được bồi dưỡng trên bốn lĩnh vực: nghiên cứu, phát triển và đổi mới; giảng dạy kết hợp các phương pháp trực tiếp và trực tuyến; đảm bảo chất lượng nội bộ; phát triển chương trình giảng dạy và thúc đẩy các thực hành sư phạm mới.

Trong khuôn khổ Chương trình, Bộ GD&ĐT và Ngân hàng Thế giới đã huy động đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế đến từ Australia, Hồng Kông, Đài Loan và Vương quốc Anh để phát triển bộ công cụ giám sát có tên “Chỉ số phát triển trường sư phạm” và nâng cao năng lực cho các trường ĐHSP chủ chốt, giúp theo dõi chất lượng và hiệu quả của quá trình phát triển tại các trường đại học này.Các trường ĐHSP chủ chốt xây dựng các chương trình và nội dung bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên và tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán để hỗ trợ đồng nghiệp thường xuyên, liên tục tại trường. Mô hình cộng đồng học tập kết nối giáo viên trong cộng đồng học hỏi chuyên môn, cả trực tuyến và trực tiếp, trong từng trường, giữa các trường và trên toàn quốc.

Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022, mô hình phát triển nghề nghiệp thường xuyên đã được mở rộng ra phạm vi toàn quốc. Hơn 30.000 giáo viên cốt cán (mỗi trường một giáo viên), hiệu trưởng cốt cán (mỗi cụm trường một hiệu trưởng) cùng với hơn 600.000 giáo viên và hiệu trưởng – chiếm 75% đội ngũ tại 63 tỉnh, thành Việt Nam đã tham gia chương trình, 25% trong số đó đến từ các vùng khó khăn. Việc sắp xếp một giáo viên cốt cán trong mỗi trường và khả năng truy cập các chương trình học trực tuyến có nghĩa là bất kỳ giáo viên nào cũng có thể tham gia khóa tập huấn bất kể vị trí địa lý. Bằng cách này, mô hình giúp đảm bảo tiếp cận bình đẳng và công bằng với các cơ hội phát triển nghề nghiệp cho giáo viên.

Tuy đơn giản, nhưng mô hình này đã giúp hàng trăm nghìn giáo viên nâng cao năng lực dạy học. Quá trình bồi dưỡng, tập huấn giáo viên này được bắt đầu từ năm 2019 và đến năm học 2019-2020, 2020-2021, các hoạt động đo lường chất lượng đã cho thấy những tiến bộ vượt bậc. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên được đánh giá theo 15 tiêu chí. Sau thời gian thực hiện Chương trình, tỷ lệ giáo viên được đánh giá ở mức “Tốt”  đã tăng trên 14 tiêu chí.

Các giáo viên cốt cán được đào tạo về phương pháp giảng dạy kết hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến.
Các giáo viên cốt cán được đào tạo về phương pháp giảng dạy kết hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến.

Mô hình này đã được chứng minh là hiệu quả vì diễn ra ngay tại trường học và do đó, giúp mở rộng phạm vi hỗ trợ đến những nơi cần thiết nhất, đó là đội ngũ giáo viên tại cơ sở. Bên cạnh đó, mô hình cũng được thiết kế với các nguyên tắc dựa trên bằng chứng. Giáo viên tham gia vào các hoạt động thực tế liên quan đến bối cảnh trường lớp và nội dung của các khóa học, với trọng tâm là chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chương trình giáo dục phổ thông mới, cũng hoàn toàn phù hợp với nội dung dạy học trên lớp. Hoạt động phát triển nghề nghiệp được tiến hành thường xuyên với việc giáo viên có thể tiếp cận hỗ trợ tại trường và qua các kênh trực tuyến mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, mô hình cũng được điều chỉnh phù hợp để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng giáo viên và từng trường. 

Trong cuộc khảo sát của chuyên gia tư vấn độc lập, hơn 90% giáo viên tham gia chương trình đồng ý rằng các hoạt động tập huấn, hỗ trợ thực sự hiệu quả và các tài liệu bồi dưỡng cũng giúp họ phát triển cả về chuyên môn cũng như năng lực cá nhân. Một giáo viên người Tày cho biết: “Kỹ năng số của tôi đã được nâng cao rất nhiều. Tôi có thể thiết kế các bài kiểm tra đố vui bằng Wordwall và hỗ trợ làm việc nhóm thông qua ứng dụng nhắn tin. Việc sử dụng các tài nguyên dựa trên công nghệ như vậy trong lớp học giúp học sinh của tôi hứng thú hơn là học thuộc lòng như trước đây.”

Các nguyên t?c chính làm c? s? cho mô hình phát tri?n ngh? nghi?p th??ng xuyên t?i tr??ng h?c
Các nguyên tắc chính làm cơ sở cho mô hình phát triển nghề nghiệp thường xuyên tại trường học

Điều đáng khích lệ có thể thấy từ chương trình là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động thích ứng và đổi mới trong quá trình triển khai, nhân rộng phương pháp tiếp cận này. Ví dụ, để bắt kịp với công nghệ thay đổi nhanh chóng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ để phát triển và duy trì các công nghệ cần thiết, bao gồm hệ thống quản lý học tập và hệ thống thông tin quản lý về đào tạo và bồi dưỡng của giáo viên. Các hệ thống này tích hợp cơ chế phản hồi và đánh giá giáo viên và khóa học, giúp họ liên tục điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp.

Như Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã nhấn mạnh, một yếu tố khác góp phần vào việc triển khai thành công chương trình là cơ chế phân bổ kinh phí dựa trên kết quả cho các trường ĐHSP chủ chốt. Mô hình này khuyến khích các trường ĐHSP chủ chốt đổi mới và cung cấp các chương trình đào tạo và bồi dưỡng  chất lượng cao vì lợi ích của tất cả giáo viên trên toàn quốc. “Tuy dự án đã kết thúc, nhưng các chương trình phát triển nghề nghiệp này cho giáo viên vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy.”

Kết quả của những nỗ lực này sẽ tạo tiền đề vững chắc cho tương lai. Việt Nam hiện nay đã tiếp nhận công nghệ giáo dục phù hợp với thế kỷ 21, đề cao hàm lượng tri thức trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và xây dưng được một đội ngũ giáo viên cốt cán ở các trường phổ thông trên cả nước. Giờ đây, chúng ta đã có nhiều chuyên gia hơn, cả ở bậc giáo dục đại học cũng như giáo dục phổ thông, có khả năng cung cấp dịch vụ đào tạo và hỗ trợ chất lượng cao cho đội ngũ giáo viên trong tương lai. Và quan trọng hơn, văn hóa chủ động học hỏi và tham gia tích cực vào các cộng đồng học hỏi chuyên môn giờ đã hình thành trong giáo viên và đang ngày càng phát triển rộng khắp tại Việt Nam. Đây là tin vui cho người học nói riêng và toàn xã hội nói chung.


Authors

Dung Kieu Vo

Senior Education Specialist

Join the Conversation

The content of this field is kept private and will not be shown publicly
Remaining characters: 1000