Thay đổi bộ mặt bến nước đô thị

This page in:
 ELBE&FLUT / Thomas Hampel at http://www.hafencity.com
HafenCity, Hamburg.
Photo Credit: ELBE&FLUT / Thomas Hampel at  http://www.hafencity.com

Bà Jane Jacobs, một chuyên gia đô thị nổi tiếng, từng nói: “Bến nước không phải là một thực thể biệt lập, luôn có sự gắn kết với mọi vật.”
 
Đây là sự gắn kết hai chiều, thể hiện mối quan hệ giữa đô thị và các bến nước trong đô thị, vốn luôn có sự thay đổi cũng như bản thân đô thị vậy.
 
Phát triển từ quan niệm cũ trong thời đại công nghiệp hóa với vai trò là những bến cảng, cầu tàu đô thị, trong mấy chục năm qua, bến nước trong đô thị đã mang những ý nghĩa mới.

Một mặt, bến nước đô thị đóng vai trò đáng kể hơn trong việc thay đổi bộ mặt của đô thị hay thậm chí tái định hình bản sắc của đô thị.
 
Mặt khác, những dự án cải tạo bến nước đô thị thành công cũng cho thấy các nguồn lực của đô thị, như quỹ đất, nguồn nước sạch, di tích lịch sử, sự hồi sinh của đô thị, có thể được khai thác, tận dụng như thế nào, cũng như làm thế nào để lồng ghép những thực thể này vào cuộc sống của đô thị và người dân.

[Mời đọc:  Tái tạo quỹ đất đô thị: Hướng dẫn thực hành về Huy động đầu tư tư nhân – tiếng Anh]
 
Những dự án cải tạo bến nước đô thị thành công nhất hiện nay đã tìm ra cách để vượt qua nhiều thách thức và tận dụng được những cơ hội mà những thách thức đó mang lại, như: 
 
i.        Tập hợp quỹ đất – được coi là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất, chủ yếu do tính chất phân tán của các hình thái sở hữu đất đai, cần có sự chấp thuận của nhiều cơ quan chức năng, như cơ quan quản lý quản lý cảng, đường sắt, v..v. trong khi các cơ chế cho thuê đất khác nhau có thể đòi hỏi những thủ tục rườm rà để được cấp đất ở những nơi mà đất đai còn chưa được khai thác.
ii.        Quy hoạch dài hạn thay vì cách nhìn ngắn hạn – Cần phải có cách nhìn dài hạn về việc làm sao để bến nước có thể bổ sung, lồng ghép vào khung cảnh đô thị hiện tại.
iii.        Cải tạo môi trường – Trong nhiều trường hợp, để làm sạch nguồn nước và những khu vực phụ cận đòi hỏi sự cố gắng rất lớn và thường cần sự tham gia của nhiều cơ quan, cũng như nhận thức đầy đủ của công chúng. Trong rất nhiều trường hợp, đây chính là một trong những bước đầu tiên cần thiết cần thực hiện để những quy hoạch phát triển táo bạo có thể cất cánh.
iv.        Khả thi tài chính – là một trở ngại lớn do yếu kém nguồn thu, thiếu cơ chế khai thác giá trị; tuy nhiên, những khu vực bến nước bỏ hoang như những khu cảng cũ không sử dụng cũng có thể là cơ hội để tái thiết do chưa đánh giá đúng giá trị.
v.        Các tồn tại về luật, quy định, thể chế – có liên quan đến vấn đề quản lý bến nước đô thị và quy định về thiết kế, và đây chính là những trở ngại trong phối hợp liên ngành. 
 
Để nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này, một nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới phối hợp với 13 phái đoàn của 7 đô thị trên thế giới, gồm Belgrade, Buenos Aires, Casablanca, Trùng Khánh, Colombo, Hải Phòng, Zanzibar – tổ chức Hội thảo Quy hoạch Đô thị về chủ đề hồi sinh bến nước đô thị, thời gian 11-13/7/2017. Tổ chức tại Xơun, Hàn Quốc, hội thảo này được dồng tổ chức bởi Viện nghiên cứu Định cư Dân sinh Hàn Quốc (KRIHS) và Nhóm Quy hoạch Đô thị của Ngân hàng Thế giới.

Những dự án cải tạo bến nước thành công trên thế giới có điểm gì chung? Sau đây là những nội dung chính đúc kết được từ chương trình hội thảo và tham quan thực địa trong tuần: 
1.    Lãnh đạo thành phố đóng vai trò then chốt trong việc tạo thuận lợi cho quá trình cải tạo. Để cải tạo những bến nước đô thị hiện đang bị lãng phí, hội thảo kêu gọi các bên phải có tầm nhìn sáng suốt, có ý chí chính trị cao, cũng như có sự sáng tạo trong khối dân sự của cộng đồng, các NGO, giới cố vấn chính sách v.v. Chẳng hạn, chương trình cải tạo khu vực Sông Sabarmati của Ahmedabad, Ấn Độ, chủ yếu thực hiện được nhờ một nhóm các nhà quy hoạch đô thị có nhiệt huyết, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình xây dựng ý tưởng, thiết kế dự án, để sau đó chuyển giao miễn phí cho chính quyền thành phố.
2.    Lập quy hoạch lấy con người làm trọng tâm và sự tham gia của cộng đồng là yếu tố tối quan trọng. Có nhiều cách để quản lý hiệu quả sự tham gia này. Các đô thị có nhiều cách làm giống nhau, từ việc giới chức thành phố đến thăm các cộng đồng địa phương, tham gia các buổi tham vấn (Hải Phòng) đến khảo sát trực tuyến về quy hoạch phát triển ngành (Zanzibar), triển khai ứng dụng thu thập ý kiến công dân, các cơ chế giải quyết khiếu kiện (Belgrade).
3.    Khai thác tài sản công để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển là yêu cầu quan trọng. Quá trình đầu tư phát triển khu vực Vịnh Marina, SingapoLạch Cheonggyecheon, và cả chương trình tái thiết Bến Sabarmati đều là những ví dụ về việc sử dụng các chính sách, sáng kiến quy hoạch để tạo cơ chế hiện thực hóa giá trị cho đất đai, từ đó mà tạo ra nguồn thu tự chủ, dài hạn nhằm mở ra cơ hội đầu tư hạ tầng cần thiết để đáp ứng những nhưng cầu tái thiết khác.
4.    Phát triển và bảo tồn phải đi đôi với nhau. Hội thảo nêu rõ quan hệ căng thẳng giữa đầu tư phát triển và bảo tồn di sản văn hóa, cũng như vấn đề giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Nguyên tắc thiết kế của chương trình tái thiết khu vực Đập Andong, Hàn Quốc, luôn cố gắng tìm sự cân bằng và kết nối với nền văn hóa của khu vực, thông qua việc hồi sinh những phong cách kiến trúc truyền thống có sự pha trộn hài hòa vào thiên nhiên xung quanh. 


Authors

Fen Wei

Social, Urban, Rural and Resilience Global Practice Consultant

Join the Conversation

The content of this field is kept private and will not be shown publicly
Remaining characters: 1000